Giúp trẻ có cảm giác thèm ăn là một công việc khá khó và phức tạp. Nhưng với những lời khuyên và cách thực hành phù hợp, trẻ sẽ dễ dàng tăng cảm giác thèm ăn, duy trì cân nặng và giữ sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.
Nếu lúc này mọi người đang bối rối về hành vi của con mình trong khi ăn, thì bạn không đơn độc. Giúp trẻ có cảm giác thèm ăn hiếm khi là một hành trình suôn sẻ đối với các bậc cha mẹ. Hãy chú ý đến mức năng lượng của trẻ và liệu trẻ có nhận đủ vitamin để duy trì cân nặng hay không.
Đầu tiên, mọi người cần hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ. Sau đó, nên thiết lập một thói quen lành mạnh để làm cho giờ ăn trở nên vui vẻ đồng thời đưa nhiều nhóm thực phẩm hơn vào thực đơn của trẻ.
Cách để tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ bằng vitamin
1. Tìm hiểu khẩu vị của trẻ
Cần biết rằng mức độ thèm ăn của trẻ dao động là điều bình thường. Sự tăng trưởng đột ngột, thói quen cho ăn của cha mẹ và mức độ độc lập nhất định mà trẻ có được khi mới chập chững biết đi đều có thể góp phần tạo nên mối quan hệ của trẻ với thức ăn. Thậm chí có thể nhận thấy rằng một số trẻ dễ bú hơn trong khi ăn vì do trẻ có xu hướng đói hơn và vì nhu cầu ngày càng tăng của cơ thể. Trong khi đó, những em bé khác có thể đã phát triển sự tò mò và yêu thích một số loại thực phẩm do kết cấu và hương vị.
Mặt khác, những đứa trẻ trở nên năng động hơn về thể chất có thể thích chơi đùa và chạy nhảy hơn là ngồi ăn.
Trong thời gian này, việc thuyết phục trẻ ăn hết thức ăn trở nên khó khăn. Dù vậy, không nên khuyến khích việc ép trẻ ăn. Thay vào đó, nên để trẻ tự học những hậu quả tự nhiên của việc không ăn.
Khi trẻ bị ốm, cũng có thể nhận thấy sự thèm ăn của trẻ tạm thời giảm xuống. Trẻ có thể ăn ít hơn và thích thức ăn nhỏ hơn, nhưng điều này không nên gây ra quá nhiều căng thẳng. Nếu trẻ bị cảm lạnh thông thường hoặc cảm thấy táo bón, hãy cho trẻ đủ thời gian để nghỉ ngơi và giữ cho chúng đủ nước trong quá trình hồi phục.
Nên cảnh giác với một số triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, ho và phát ban. Khi những triệu chứng này xuất hiện, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.
2. Trẻ có kén ăn không?
Trên thực tế, sự thèm ăn của trẻ có thể trở nên rất khó kiểm soát khi đến giai đoạn kén ăn. Tất cả trẻ em đều trải qua giai đoạn này, thường ở độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi.
Trẻ em có thể trở nên cáu kỉnh với thức ăn mà chúng chọn ăn, nhưng các chuyên gia chỉ ra rằng đây là cách chúng rèn luyện tính độc lập mới được khám phá. Nhưng đừng lo lắng, trẻ em thường không còn kén ăn khi lớn lên.
Trong khi chờ đợi, bạn có thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ của trẻ với thức ăn bằng cách cho trẻ tham gia nhiều hơn vào việc chuẩn bị bữa ăn. Các hoạt động này có thể bao gồm từ mua sắm nguyên liệu đến nếm thử hương vị mới và nấu ăn.
3. Cách tăng cảm giác thèm ăn trước bữa ăn
Mức độ thèm ăn của trẻ có thể thay đổi và khiến cho giờ ăn không thể theo đúng cách mà cha mẹ hay mong muốn. Hãy ghi nhớ 3 lời khuyên này có thể giúp mọi người duy trì sự kiểm soát về mặt thời gian.
Hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn
Đồ ngọt dường như là điểm yếu của mọi đứa trẻ. Mắt trẻ lập tức sáng lên khi nhìn thấy một bát kem hay một thanh sô cô la. Vì vậy, nếu muốn tăng sự thèm ăn của trẻ đối với thức ăn đã được chuẩn bị, có lẽ điều tốt nhất là nên tránh các loại thực phẩm có chứa đường.
Cũng không nên cho trẻ uống sữa và nước trái cây trước bữa ăn vì chúng chứa thêm calo khiến trẻ cảm thấy no trong giờ ăn.
Cung cấp nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Nghiên cứu cho thấy trẻ em trong giai đoạn kén ăn thường có chế độ ăn ít rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, điều này có thể ảnh hưởng đến chúng khi trưởng thành. Có thể tập trung vào các loại thực phẩm giàu sắt, axit folic và kẽm vì nghiên cứu cho thấy những thực phẩm này làm tăng cảm giác thèm ăn một cách tích cực.
Có đủ thời gian để tập thể dục
Nếu trẻ chưa thiết lập một lịch trình ăn uống cố định, dành thời gian trong ngày để tập thể dục có thể là một cách giúp dễ đoán cơn đói của trẻ hơn. Cho trẻ tham gia vào hoạt động thể chất sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất lành mạnh hơn giúp đốt cháy calo. Và về cơ bản, các hoạt động làm tăng cảm giác đói và thèm ăn.
Vì vậy, nếu muốn khiến trẻ hào hứng cho bữa tối, hãy thử lên lịch tập thể dục trước một hoặc hai giờ.
4. Ăn ngon miệng và bổ sung vitamin cho trẻ
Thực phẩm bổ dưỡng và một thói quen lành mạnh là công cụ chính của tất cả để củng cố sức khỏe cho trẻ. Nhưng ngay cả khi bạn đang làm mọi thứ đúng đắn với tư cách là cha mẹ, thì việc bổ sung thực phẩm chức năng cũng giúp trẻ đảm bảo nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để tìm ra loại thực phẩm bổ sung vitamin phù hợp giúp trẻ tăng cân, kích thích ăn ngon miệng và hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ.